Cả làng ở Bình Định xúm vào lặt lá cây mai vàng, nhà nào cũng háo hức mong bán tốt dịp Tết

 

Nghề trồng mai góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn. Vài năm gần đây, cây hoa mai vàng, mai Tết đem lại nguồn thu lớn cho thị xã An Nhơn.

Các cây mai vàng ở An Nhơn cần được lặt lá thời điểm này chủ yếu để bán ra thị trường phía Bắc. Bởi, thời tiết các tỉnh phía Bắc có phần lạnh hơn nên cây mai vàng chưng tết phải được lặt sớm.

“Cây mai vàng chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết, nếu lặt lá sớm gặp thời tiết nắng ấm là hoa nở bung hết, còn gặp lạnh thì hoa không nở, coi như bỏ không”, ông Nguyễn Văn Sanh, một nông dân giàu kinh nghiệm trồng mai tết (65 tuổi) cho biết.

 

Theo các nhà vườn trồng thứ cây cảnh chưng tết Bình Định, việc lặt lá mai được xem là công đoạn quan trọng, cần nhiều kinh nghiệm để tính toán kỹ lưỡng.

 

Hiện nay diện tích trồng mai tăng nhiều, trong khi đó thị trường mai cũng bão hoà, sức mua không còn mạnh như trước đây. Người chơi giờ chuộng mai bonsai hơn.

 

Ông Nguyễn Đình Thi 56 tuổi, thôn Trung Định cho hay, thời điểm này chưa có người đến xem mai nhiều, thông thường vào đầu tháng sau. Hiện cũng có người đến xem mai, nhưng chủ yếu họ đi “dặm”, xem trước.

Xem thêm: phôi mai.

Diện tích trồng mai vàng chưng tết tập trung nhiều ở xã Nhơn An và xã Nhơn Phong của thị xã An Nhơn. Vài năm gần đây, các xã trồng mai vàng của thị xã An Nhơn đạt doanh thu từ bán mai Tết đạt bình quân 100-130 tỷ đồng/năm.

Nghề trồng mai tết góp phần nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn thị xã.

Vùng đất thị xã An Nhơn, Bình Định có thổ nhưỡng và con người rất "đặc biệt". Nơi đây tạo ra sản phẩm mai vàng chưng Tết trứ danh Bình Định, nổi tiếng trên cả nước.

Theo người dân địa phương, nghề lặt lá mai thuê thường chỉ kéo dài gần nửa tháng, nên cũng tranh thủ đi làm thêm để kiếm tiền lo sắm Tết. Đầu năm các chủ vườn thuê công làm cỏ, phân, thuốc, đến cuối năm thì vặt lá, trông coi hoa.

 

Ở các làng trồng cây mai vàng, nhiều người dân sống bằng nghề "ôm cây, lặt lá", những ngày giáp Tết phải ra đường sống tạm dưới căn lều để mưu sinh.

 

Cứ mỗi dịp vào vụ Tết, các nhà vườn trồng mai ở thủ phủ mai vàng miền Trung liên tục chiêu mộ người "ôm cây, lặt lá" với thù lao khoảng 200.000 đồng mỗi ngày. Công việc kiếm tiền Tết này đòi hỏi cẩn trọng, tỉ mỉ và rất dễ mỏi gối, đau lưng. Các bạn có thể tham khảo thêm về Top 3 điểm thu mua mai vàng giá tốt nhất hiện nay.